Sử dụng lăn khử mùi có thể gây ung thư
Phương thức trị phổ biến mà rất nhiều người hiện nay chọn là phương pháp dùng lăn khử mùi và ngăn tiết mồ hôi cơ thể để giải quyết vấn đề. Đây là giải pháp khá là gọn, nhẹ, tiện lợi và yên tâm với những ai cần sự đảm bảo an toàn trong giao tiếp ngoài xã hội suốt cả ngày. Có những bệnh nhân hôi nách gắn bó với lăn khử mùi này gần như mỗi ngày trong mười mấy năm hoặc thậm chí khoảng thời gian sử dụng còn dài hơn.
Tuy nhiên, cách này không phải là giải pháp toàn vẹn không có sơ hở. Trái lại, những nghiên cứu mới từ giáo sư Dr.Mercola cho thấy một kết quả đáng buồn rằng: việc sử dụng lăn khử mùi có thể khiến mùi cơ thể bị nặng hơn, thậm chí có thể gây ung thư.
Chữa bệnh đôi khi lại khiến bệnh nặng hơn, điều đó xảy ra với các sản phẩm khử mùi mà những ai chẳng may bị hôi nách phải sử dụng hàng ngày. Theo báo cáo của trang Real Clear Science, các sản phẩm này tác động đến sự cân bằng vi khuẩn ở nách, làm cho mồ hôi dưới nách thậm chí còn bị hôi hơn.
Các sản phẩm lăn khử mùi hiện được chia ra làm 2 dòng chính gồm:
Deodorant: Có tác dụng giúp át mùi cơ thể hoặc khử mùi dành cho những ai ít tiết mồ hôi và ít mùi cơ thể.
Antiperspirants: Có khả năng kiểm soát mồ hôi và diệt khuẩn. Do đó, các sản phẩm dòng này thường dành cho những người có vấn đề về tuyến mồ hôi hoặc các vận động viên.
Hiện nay hầu hết lăn khử mùi mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều chứa cả deodorant và antiperspirants, được quảng cáo có các tác nhân kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn và các hợp chất nhôm giúp chặn các tuyến mồ hôi. Gần như tất cả các sản phẩm khử mùi đều chứa hợp chất nhôm nhằm ức chế tuyến mồ hôi và ngăn mùi cơ thể.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Chris Callewaert, một nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành sinh thái vi sinh và nhóm một nhóm các nhà nghiên cứu, được đăng trên trang realclearscience.com, người ta phát hiện ra những ai dùng lăn khử mùi có chứa antiperspirants cho thấy có xu hướng gia tăng rõ rệt các xạ khuẩn (Actinobacteria - một nhóm vi khuẩn thật) chịu trách nhiệm rất lớn trong việc gây ra mùi hôi nách.
Những vi khuẩn khác trong nách bao gồm Firmicutes (một ngành vi khuẩn) và Staphylococcus (tụ cầu khuẩn), tạo ra mùi hôi nhẹ hơn, và chúng không sinh trưởng một cách nhanh chóng như vậy. Do đó, khi sử dụng sản phẩm diệt khuẩn, bạn đã vô tình diệt chết đi những vi khuẩn ít gây mùi hơn và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi nặng tiếp quản sân cỏ.
Cũng trong nghiên cứu này, một số đối tượng tham gia, sau thời gian kiêng sử dụng lăn khử mùi có antiperspirants thì số lượng xạ khuẩn (Actinobacteria) ít đi hoặc thậm chí không còn. Thông điệp rút ra ở đây là: việc sử dụng antiperspirants có thể khiến mùi hôi trong nách bạn rõ rệt hơn, trong khi ngừng sử dụng antiperspirants cuối cùng sẽ làm dịu mùi đi.
Tuy nhiên, đó không phải là điều tồi tệ nhất khi sử dụng lăn khử mùi có chứa antiperspirants. Nhôm clorua trong các sản phẩm ức chế tuyến mồ hôi, chặn các lỗ chân lông không cho thoát mồ hôi, có thể cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư. Nhôm clorua thực sự hoạt động tương tự cách Oncogen (Gene sinh ung - một gene kiểm soát sự phát triển tế bào) gây ra sự biến đổi phân tử trong các tế bào ung thư.
Nhôm còn được nhìn nhận một cách rộng rãi như là chất độc thần kinh, những bệnh nhân Alzheimer đặc biệt có độ nhôm cao trong não. Dĩ nhiên nhôm trong cơ thể còn đến từ nhiều nguồn khác, nhưng chủ yếu là từ antiperspirants, mà hầu như mọi người đều sử dụng hàng ngày.
Muối nhôm còn có thể hoạt động giống estrogen, và cuộc nghiên cứu trước đó đã cho thấy nhôm thẩm thấu và tích tụ ở mô ngực. Các nhà nghiên cứu thật sự cho rằng mức độ nhôm tăng lên có thể là dấu hiệu sinh học cho thấy sự phát triển ung thư ngực ở phụ nữ tăng cao.
Nhôm còn được nhìn nhận một cách rộng rãi như là chất độc thần kinh, những bệnh nhân Alzheimer đặc biệt có độ nhôm cao trong não. Dĩ nhiên nhôm trong cơ thể còn đến từ nhiều nguồn khác, nhưng chủ yếu là từ antiperspirants, mà hầu như mọi người đều sử dụng hàng ngày.
Theo công bố của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Library of Medicine), mỗi lần được bôi vào dưới cánh tay sẽ có khoảng 0,012% nhôm thẩm thấu vào bên trong cơ thể. Nếu bạn sử dụng một hoặc nhiều lần trên một ngày trong toàn bộ cuộc đời, nó có thể tích tụ một lượng lớn nhôm - một loại chất độc mà có thể còn độc hại hơn cả thủy ngân!
Muối nhôm có thể chiếm đến 25% dung lượng trong một số lăn khử mùi có antiperspirants, và trong một nghiên cứu xem xét các nguồn phổ biến nhất của sự phơi nhiễm nhôm đối với con người cho thấy việc sử dụng antiperspirants có thể làm gia tăng đáng kể lượng nhôm hấp thụ trong cơ thể.
Theo công bố của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Library of Medicine), mỗi lần được bôi vào dưới cánh tay sẽ có khoảng 0,012% nhôm thẩm thấu vào bên trong cơ thể. Nếu bạn sử dụng một hoặc nhiều lần trên một ngày trong toàn bộ cuộc đời, nó có thể tích tụ một lượng lớn nhôm - một loại chất độc mà có thể còn độc hại hơn cả thủy ngân!
Ngoài ra, Paraben là một thành phần phổ biến khác có trong antiperspirants, và nghiên cứu kiểm tra paraben cho thấy sử dụng antiperspirants lâu dài cũng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao, đặc biệt là ung thư vú.
Nghiên cứu xem xét nơi các khối u trong ngực xuất hiện, và xác định rằng mật độ tập trung cao paraben được tìm thấy trong hơn 1/4 ngực và vùng nách, nơi thường bôi antiperspirants. Một hoặc nhiều hợp chất hữu cơ paraben được tìm thấy trong 99% của 160 mẫu mô thu thập từ 40 cuộc giải phẫu ung thư vú.
Paraben là hóa chất bảo quản có trong antiperspirants và nhiều mỹ phẩm khác, bao gồm cả kem chống nắng. Những nghiên cứu trước cho thấy tất cả paraben đều có hoạt động estrogen trong các tế bào ung thư ở người.
Nghiên cứu này thật sự gióng lên hồi chuông báo động đỏ, và trong khi các tác giả lưu ý rằng nguồn paraben có thể không được xác minh - thực tế 7 trong số 40 bệnh nhân báo cáo cả đời chưa từng sử dụng deodorant hay antiperspirants - điều đó nói lên rằng paraben gây ra vấn đề bất kể nó đến từ đâu.
Chỉ là antiperspirants và deodorant có chứa paraben và được sử dụng hàng ngày bởi hầu hết phụ nữ và chất paraben trong các sản phẩm khử mùi đó có thể tích lũy sinh học trong mô vú.
Có nhiều nhãn hiệu sản phẩm khử mùi không chứa chất hóa học và nhôm trên thị trường, và nhiều trong số chúng an toàn để sử dụng. Nhưng bạn cần đọc cẩn thận thành phần liệt kê trên sản phẩm. Những loại đá khoáng khử mùi thường được cho là không có nhôm, nhưng một số vẫn chứa một hợp chất được biết đến như là phèn; dạng phổ biến nhất là phèn kali, kali alum hay phèn chua là muối sunfat kép của kali và nhôm.
Kali alum là một muối khoáng tự nhiên được tạo thành từ các phân tử quá lớn để thẩm thấu vào da. Nó hoạt động bằng cách tạo một lớp bảo vệ trên da gây ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây mùi. Cho dù chất này có thể là giải pháp tốt hơn để thay thế antiperspirants và deodorants nhưng nó không hoàn toàn không có chứa nhôm... Khi chọn mua sản phẩm thay thế, bạn cũng cần nhớ tránh bất kỳ sản phẩm nào có chứa paraben.
Đã 40 năm rồi tôi không còn dùng antiperspirant hay deodorant nữa kể cả những loại tự nhiên. Tôi nhận thấy chúng làm cho phần áo dưới nách bị ố vàng. Lúc đầu, tôi nghĩ đó là do mồ hôi của mình nhưng tôi nhanh chóng nhận ra đó là do hóa chất có trong antiperspirants.
Để chốt lại vấn đề có nên sử dụng cách trị bằng lăn khử mùi hay không, hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ Joseph Mercola: Cá nhân tôi đề nghị nên tránh dùng Antiperspirant. Đã 40 năm rồi tôi không còn dùng antiperspirant hay deodorant nữa kể cả những loại tự nhiên. Tôi nhận thấy chúng làm cho phần áo dưới nách bị ố vàng. Lúc đầu, tôi nghĩ đó là do mồ hôi của mình nhưng tôi nhanh chóng nhận ra đó là do hóa chất có trong antiperspirants. Thậm chí khi còn là sinh viên, tôi đã hiểu một điều, nếu hóa chất có thể hủy hoại quần áo, thì chúng cũng có thể không tốt cho cơ thể, vì thế tôi quyết định tránh dùng. Tôi nhận ra rằng thường xuyên rửa nách bằng bánh xà phòng và đảm bảo chế độ ăn uống sạch sẽ với lượng đường tối thiểu và rau lên men là tất cả những gì cần thiết để giữ cho nách tôi không bị mùi.